NGƯ DÂN NƯỚC NGOÀI CŨNG CẦN ĐƯỢC NGHỈ PHÉP

Trong dịp tết Ất Mão, vì cận tết nên nhiều chủ tàu cá nghỉ ngơi, không xuất bến. Các anh em ngư dân nước ngoài một số đi chơi tết, số còn lại chọn cách nghỉ ngơi trên tàu mục đích là giữ tàu và cũng là để dành thời gian tĩnh lặng suy nghĩ về những gì mà trung Tâm Tân Sự hướng dẫn cho họ, ví dụ như các khoản luật và quyền lợi của người lao động di dân, và cũng để xét xem bản thân có được pháp luật bảo vệ hay không. Vì vậy, trong thời gian nghỉ tết Nguyên đán, rất nhiều ngư dân nước ngoài đã gọi điện cho nhân viên chuyên trách tại các cảng biển thảo luận và xem xét hoàn cảnh của mình, cũng như các phương thức khả thi để giải quyết tình trạng khó khăn bản thân đang gặp phải. Trong quá trình tư vấn, các câu hỏi mà tư vấn viên thường gặp nhất là làm thế nào để tính ngày nghỉ phép hàng năm được quy định trong Luật Lao động và làm thế nào người lao động di dân có thể xin phép chủ lao động cho nghỉ phép.

 

Theo Điều 38 của Luật Tiêu Chuẩn Lao động, người lao động có thâm niên trên 6 tháng và dưới một năm được hưởng 3 ngày nghỉ; với người lao động có thâm niên trên một năm được hưởng 7 ngày nghỉ; với người lao động đủ 2 năm nhưng chưa trọn 3 năm thì được hưởng 10 ngày nghỉ; với người lao động trên 3 năm đến dưới 5 năm được hưởng 14 ngày nghỉ; đối với người trên 5 năm nhưng dưới 10 năm được hưởng 15 ngày nghỉ; và trên 10 năm thâm niên thì mỗi năm số ngày nghỉ phép được cộng thêm 1 ngày, tối đa là 30 ngày.

 

Tuy nhiên, điều 46, khoản 1, đoạn 8 đến 10 của Đạo Luật Dịch Vụ Việc Làm, lao động đánh cá nước ngoài là lao động nước ngoài được thuê theo qui định và giới hạn trong các hợp đồng có thời hạn. Điều 52, khoản 1 quy định rằng người lao động nước ngoài có thời hạn hợp đồng là 3 năm, và do đó người lao động nước ngoài đã làm việc được 6 tháng mặc nhiên theo luật định được hưởng 3 ngày nghỉ; người lao động nước ngoài sau khi làm việc tròn 1 năm được hưởng 7 ngày nghỉ. Người làm đủ 2 năm thì được hưởng 10 ngày nghỉ. Nếu người lao động đã hoàn tất 3 năm hợp đồng và không gia hạn hợp đồng mới thì mặc nhiên không có ngày nghỉ phép. Ngoài ra, người lao động làm việc tại Đài Loan một khi chuyển đổi chủ, thì số ngày làm việc cho chủ mới sẽ được tính lại như từ đầu.

 

Việc xin nghỉ phép hàng năm từ chủ lao động thường là vấn đề và thách thức lớn đối với lao động đánh cá nước ngoài. Vì được bảo vệ bởi Đạo luật Tiêu Chuẩn Lao động mà người lao động đánh cá nước ngoài được hưởng, nên việc nghỉ phép của họ phải được tiến hành theo luật định. Tuy nhiên, trong hệ sinh thái làm việc của ngư dân nước ngoài, do thời gian làm việc hết sức đặc thù của họ là phải thức thâu đêm đánh cá, nên việc định nghĩa về ngày nghỉ trong năm giữa họ và chủ luôn gặp khó khăn. Có những lúc tàu không rời bến, chủ cho phép họ được nghỉ và người chủ luôn mặc định đây là ngày nghỉ mà đạo luật Tiêu Chuẩn Lao Động đã quy định. Chính vì lý do này mà trung tâm Tân Sự luôn cố gắng thông báo đến người lao động di dân tại các cảng cá, cho họ biết mình cần phải xác định rõ với chủ tàu xem ngày nghỉ là do luật định hay do vì hoàn cảnh riêng mà nghỉ. Việc không xuất bến nên nghỉ và việc nghỉ theo luật định cần được hai bên thương lượng, thống nhất và nhân viên đồng ý thì mới được xem là nghỉ phép hàng năm.

 

Nhiều ngư dân nước ngoài thường đợi đến khi hết hợp đồng mới tính ngày nghỉ phép năm, họ cho rằng có thể quy đổi ngày nghỉ phép thành tiền. Nhưng sự thường thì họ sẽ phải thất vọng vì chủ sẽ luôn nói rằng đã có chế độ thưởng hàng tháng rồi, làm gì còn có chuyện hoán đổi ngày nghỉ phép ra tiền. Nhưng khi ngư dân có ý định sử dụng số ngày nghỉ phép năm họ tích lũy được để về quê thăm người thân, thì chỉ được nghỉ phép mà không có lương, và thời gian nghỉ phép đó được gọi là nghỉ việc không lương. Vì vậy, người lao động đánh cá nước ngoài cần được giúp hiểu đúng về quyền và lợi ích mà luật định dành cho họ, và tiếp đó họ phải yêu cầu công ty môi giới hỗ trợ liên lạc và phối hợp với giới chủ để có được quyền lợi chính đáng. Nếu việc thương thảo không được như mong đợi và không thể chấp nhận được, thì Bộ Lao động sẽ can thiệp thông qua kênh khiếu nại của Bộ. Như vậy người lao động đánh cá luôn nắm bắt được các quyền lợi và được nhà nước bảo vệ các quyền lợi ấy.

 

Lâu nay ngư dân là nhóm người thường bị thế giới bên ngoài thờ ơ. Từ năm 2017, Trung Tâm Tân Sự đã đồng hành với nhóm anh em này. Ngoài chăm lo đời sống cho họ, trung tâm còn giúp giải quyết các nhu cầu thiết thực như chế độ lương bổng, tai nạn lao động , chăm sóc y tế, thay đổi chủ, buôn bán người, mà họ gặp phải và các vấn đề khác. Trung tâm đã đến 24 cảng cá để giải quyết tại chỗ những khó khăn của ngư dân nước ngoài. Trung tâm cũng nhận thấy rằng do bất đồng ngôn ngữ, hầu hết ngư dân không biết quyền lợi của mình và phải làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Họ là những người phải chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt, làm việc vất vả với thu nhập ít ỏi. Họ là nhóm người không được bảo vệ, tôi mong sự đóng góp của các bạn, chúng ta hãy cùng đồng hành với anh em ngư phủ, xin giúp trung tâm thành người bảo vệ cho những người lao động đánh cá nước ngoài một cách tốt nhất qua những đóng góp của anh chị em.

 

 

 

Để gây quỹ cho trung tâm, xin nhấn vào đây:「我要捐款

  • gọi cho số điện thoại (02)2397-1933 #122.

 

Để biết thêm chi tiết, xin nhấn vào các hạng mục sau:

https://www.facebook.com/watch/?v=1073258046718112

 

Các dịch vụ khác được trung tâm phát triển:

Nghề cá:

https://www.new-thing.org/news/migrant-fisherman

 

Lao động nhập cư:

https://www.new-thing.org/news/immigrate

Tai nạn lao động:

https://www.new-thing.org/news/injury

 

Phục vụ người sắc tộc:

https://www.new-thing.org/news/aboriginal