TAI NẠN LAO ĐỘNG
Mỗi năm Trung tâm giải quyết từ 70 đến 90 nạn nhân gặp tai nạn lao động, cả về thể lý lẫn tâm lý. Khoảng 50 – 60 người trong số họ có nhu cầu điều trị lâu dài, cần có gia đình đưa họ tới bệnh viện trong quá trình hồi phục, cần được bồi thường quyền lợi, cần được phục hồi về tâm lý để có đủ tự tin tìm kiếm công việc mới.
CÔNG NHÂN NƯỚC NGOÀI (làm việc tại Đài Loan)
Với sự ủy thác của Chính quyền Thành phố Đài Bắc, Trung tâm cung cấp nơi tị nạn an toàn cho khoảng 100 – 120 trường hợp các lao động nước ngoài bị chủ ngược đãi hay lạm dụng, đặc biệt là các lao động nữ, hầu giúp họ ổn định tinh thần, và giải quyết vấn đề để có thể chuyển tới chỗ làm mới. Trung tâm đã mở đường dây (điện thoại) nóng và khóa huấn luyện mỗi Chủ nhật cho những lao động nước ngoài hiểu thêm về luật, về sự giúp đỡ của chính phủ, về chăm lo sức khỏe, về hỗ trợ tâm lý, về cách thương lượng về tiền lương,... nhằm giới thiệu cho họ một địa chỉ liên hệ đáng tin cậy khi cần thiết.
GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Tại Trúc Đông (竹東), vào mỗi tối thứ tư, Trung tâm mở các lớp phụ đạo Tiếng Anh, toán, khoa học tự nhiên cho khoảng 55 – 70 các bạn học sinh trung học. Kết quả là số học sinh thi đậu Tốt nghiệp lớp 9 tăng gấp 4 lần, 1/3 đậu vào các trường cấp III công lập. Rất nhiều em đã không còn sợ các môn Tiếng Anh, toán, khoa học tự nhiên nữa, ngược lại càng thêm thích thú với các môn học này. Trung tâm còn liên hệ trực tiếp và thường xuyên với phụ huynh các em, nhắc nhở họ quan tâm đến sự thay đổi của lứa tuổi các em nhiều hơn, đón các em về nhà, quan tâm đến thành tích học tập của các em, gọi điện cho người của Trung tâm để thông báo tình hình của các em. Khi nhà nước phổ cập giáo dục toàn bộ 12 năm học, Trung tâm chuyển hướng giáo dục với cái nhìn phát triển toàn diện con người. Tức là, ngoài việc học tập kiến thức trên lớp, Trung tâm còn mở thêm các hoạt động đa dạng khác như: nghệ thuật Tayal, giáo dục đức hạnh, cách bảo vệ cá nhân, quyền con người.
BỔ TÚC VĂN HÓA CHO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Vào những năm 1996 – 2006, khi làn sóng người dân tộc thiểu số để về Đài Bắc kiếm việc làm, và khi xảy ra trận động đất tại Nam Đầu vào ngày 21/09/1999, Trung tâm đã đồng hành với cả ngàn người dân tộc thất nghiệp để kiếm việc làm cho họ. Kết quả là mỗi năm tìm được việc cho khoảng 200 người.
Từ năm 2004 trở đi, Trung tâm đã dùng điện thoại liên lạc với các hộ gia đình vùng núi Tân Trúc (新竹) và Nam Đầu để giúp đỡ cho các phụ nữ và gia đình có nhu cầu. Trung tâm giúp họ về tư vấn pháp luật, mở các lớp đào tạo nâng cao ý thức về giới, tham gia xây dựng cộng đồng và giữ gìn bản sắc riêng của bộ tộc mình. Các lớp đào tạo này đã diễn ra ở các huyện: Nhân Ái (仁愛), Tín Nghĩa (信義), Tiêm Thạch (尖石), Ngũ Phong (五峰).
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠO LẬP THƯƠNG HIỆU TRÀ ALANG
Năm 1999, sau thảm họa động đất ở Nam Đầu, Trung tâm bắt đầu tái phục hồi nền kinh tế ở đây. 5 năm sau, nơi đây đã biến thành trung tâm sản xuất trà. Trung tâm đã liên hệ với tổ chức phi chính phủ (NGO) United Way để phát triển hệ thống kinh doanh, nâng cao kiến thức, công nghệ và việc quản trị cho ngành công nghiệp sản xuất trà. Và sản phẩm trà này sau đó đã có thương hiệu trên thị trường.
GIÚP NGƯỜI NÔNG DÂN ALANG BÁN QUẢ ĐÀO
Năm 2004, một năm sau cơn bão Aere, nhân viên của Trung tâm cùng các tình nguyện viên đã đổ về huyện Tiêm Thạch vào tháng 7 mỗi năm để giới thiệu cho sản phẩm trà và quả đào của vùng này. Từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân tộc bản địa, giúp cho đời sống của họ được dễ dàng hơn, cũng như khuyến khích con cháu họ được học hành đàng hoàng hơn.