ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ KHÔNG CÒN PHẢI THẤT NGHIỆP

Theo số liệu thống kê, tổng số lao động nhập cư tại Đài Loan từ cuối năm 2020 là 709.123. Đến cuối năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng này đã giảm còn 669.992. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hậu covid cùng với chính sách phòng dịch mới của chính phủ, thì tổng số lao động nhập cư đã tăng lên 728.081 vào cuối năm 2022 và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, dẫu cho nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau đại dịch không được như mong đợi cũng như tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến do Nga phát động tại Ukraina. Ngoài ra, thị trường kinh tế Đài Loan chưa phục hồi như trước đại dịch do ảnh hưởng từ quốc tế, nên nhu cầu nhân lực trên thị trường lao động xuống thấp, dẫn đến nhiều lao động nhập cư khi đến Đài Loan đã hoặc đang rơi vào tình trạng không có việc làm trong một thời gian dài hoặc sau vài tháng cư trú. Để tự tìm việc trong thời gian thất nghiệp, người lao động trong thời gian 60 ngày buộc phải tìm và kí kết hợp đồng lao động mới, nếu không anh/chị sẽ bị buộc phải rời khỏi Đài Loan. Quy định này xuất phát từ Luật Bảo Vệ Người Lao Động Bản Địa.

 

So với lao động nhập cư tại Nhật Bản và Hàn Quốc buộc phải có trình độ ngoại ngữ, lao động nhập cư tại Đài Loan tương đối dễ dàng, điều kiện chủ yếu để đến Đài Loan là phí môi giới. Do đó, nhiều lao động nhập cư mới đến Đài Loan, hoặc đến Đài Loan chưa đầy một năm đều vẫn trong gian đoạn vay nợ để trả chi phí môi giới theo từng đợt. Khi mà các khoản phí môi giới vẫn chưa được hoàn trả đầy đủ, cùng với việc thất nghiệp dài hạn, và sự hỗ trợ cách rất thụ động từ các môi giới Đài Loan cũng như thiếu hụt cơ hội việc làm trên thị trường lao động phù hợp với ngành nghề hợp pháp của mình, người lao động nhập cư không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chọn lựa lao động bất hợp pháp. Họ mạo hiểm với các ngành nghề có mức độ rủi ro cao, điều kiện làm việc bấp bênh, không bảo hiểm lao động nhằm kiếm thu nhập để trả phí môi giới cũng như gửi tiền về lại quê nhà. Ngoài ra, những người lao động nhập cư đã làm việc tại Đài Loan nhiều năm cũng bị ảnh hưởng. Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, và để giảm chi phí quản lý, các công ty buộc phải cắt giảm lao động, dù là người lao động nhập cư hay người bản địa. Người lao động bản địa có thể chọn làm việc ở những nơi có nhu cầu lao động. Nhưng người lao động nhập cư lại bị hạn chế bởi các điều luật và quy định về việc làm dành cho người lao động nhập cư. Họ chỉ được phép làm việc trong những ngành nghề được tuyển dụng ban đầu. Tuy nhiên, hầu hết các ngành nghề mà những người lao động nhập cư có thể lựa chọn đều bị suy thoái kinh tế ảnh hưởng hoặc những ngành nghề mà nhu cầu việc làm rất thấp. Vì vậy, khi hết thời hạn chuyển đổi chủ, nhiều lao động nhập cư chỉ còn biết chọn cách làm việc bất hợp pháp dù biết rằng nếu bị bắt thì cơ hội trở lại làm việc là không có.

 

Tính đến cuối năm 2022, số lượng lao động nhập cư bất hợp pháp tại Đài Loan là 80.331 và con số này vẫn tiếp tục tăng. Từ hơn 50.000 người lao động bất hợp pháp trước khi xảy ra dịch covid, số lượng lao động nhập cư bất hợp pháp đã tăng hơn 20.000 người chỉ trong hai năm kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Do đó, để giảm thiểu số lượng lao động nhập cư bất hợp pháp, chính phủ chỉ có thể sử dụng chính sách mang tính đối phó với tình trạng thất nghiệp bằng cách giảm phí phạt đối với người lao động bất hợp pháp từ 10.000 nhân dân tệ xuống còn 2.000 nhân dân tệ và không hạn chế tái nhập cảnh. Dẫu vậy, chính phủ đã bỏ qua nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đó là nền kinh tế tổng thể của Đài Loan không quá tệ, và nhu cầu lao động trong mọi ngành không phải là không cao, một số ngành có nhu cầu nhân lực lớn nhưng chính phủ không muốn mở cửa tăng cơ hội tuyển dụng thuê lao động nhập cư trong ngành này dẫn đến nhu cầu cung ứng lao động cho các ngành nghề bị mất cân đối. Ngoài ra, các ngành đã mở cửa do ảnh hưởng của nhu cầu nhân lực thấp trên thị trường, cũng không muốn thuê thêm nhân lực nhập cư dẫn đến có rất nhiều người lao động nhập cư đã làm việc tại Đài Loan nhiều năm mất việc. Vì vậy, số lượng lao động nhập cư bất hợp pháp cứ ngày một tăng. làm việc tại Đài Loan bị ảnh hưởng bởi nguồn nhân lực mới du nhập và buộc phải lang thang Lang thang trên thị trường lao động, số lượng lao động nhập cư mất tích tiếp tục tăng.

 

Hơn thế, đối với một số ngành nghề thời vụ như nông nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi, chúng tôi thiết nghĩ chính phủ nên cung cấp các hợp đồng ngắn hạn với mức lương cao để người lao động nhập cư không phải xa gia đình trong một thời gian dài, đồng thời cho phép người sử dụng lao động trong các ngành thời vụ đó có đủ lao động để đáp ứng nhu cầu của họ. Khi cán cân cung - cầu trong lao động mất cân bằng tất yếu sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, vì vậy chính phủ cần phải đồng hành sát sao hơn với ngành nghề, hiểu rõ nhu cầu, điều kiện của ngành nghề ấy để đưa ra các chính sách phù hợp, cải thiện tổng thể xã hội.

 

Lâu nay ngư dân là nhóm người thường bị thế giới bên ngoài thờ ơ. Từ năm 2017, Trung Tâm Tân Sự đã đồng hành với nhóm anh em này. Ngoài chăm lo đời sống cho họ, trung tâm còn giúp giải quyết các nhu cầu thiết thực như chế độ lương bổng, tai nạn lao động , chăm sóc y tế, thay đổi chủ, buôn bán người, mà họ gặp phải và các vấn đề khác. Trung tâm đã đến 24 cảng cá để giải quyết tại chỗ những khó khăn của ngư dân nước ngoài. Trung tâm cũng nhận thấy rằng do bất đồng ngôn ngữ, hầu hết ngư dân không biết quyền lợi của mình và phải làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Họ là những người phải chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt, làm việc vất vả với thu nhập ít ỏi. Họ là nhóm người không được bảo vệ, tôi mong sự đóng góp của các bạn, chúng ta hãy cùng đồng hành với anh em ngư phủ, xin giúp trung tâm thành người bảo vệ cho những người lao động đánh cá nước ngoài một cách tốt nhất qua những đóng góp của anh chị em.

 

 

Để gây quỹ cho trung tâm, xin nhấn vào đây: 「我要捐款

  • gọi cho số điện thoại (02)2397-1933 #122.

 

Để biết thêm chi tiết, xin nhấn vào các hạng mục sau:

https://www.facebook.com/watch/?v=1073258046718112

 

Các dịch vụ khác được trung tâm phát triển:

Nghề cá:

https://www.new-thing.org/news/migrant-fisherman

 

Lao động nhập cư:

https://www.new-thing.org/news/immigrate

Tai nạn lao động:

https://www.new-thing.org/news/injury

 

Phục vụ người sắc tộc:

https://www.new-thing.org/news/aboriginal